Israel - quốc gia nhỏ bé chỉ gồm hơn 7 triệu dân và toàn bộ lãnh thổ bao phủ bởi sỏi đá, chỉ gần 1% là nước. Mỗi ngày trôi qua là một ngày đất nước này đối diện với hàng trăm thế lực th.ù đị.ch xung quanh. Nhưng họ vẫn vươn mình phát triển trên hầu hết các lĩnh vực, nông nghiệp, kinh tế, khoa học... Như một tất yếu, người dân Israel rất giàu, GDP đầu người năm 2013 vào khoảng 34.900 USD - xếp thứ 40 thế giới.
Lối sống và văn hóa của dân tộc Do Thái ở đất nước này là điều đáng để các doanh nhân học hỏi và áp dụng:
1. Vượt lên nghịch cảnh để thành công
Khi cuộc đời cho bạn một quả chanh, hãy nghĩ cách pha một ly nước chanh. Một người tài giỏi sẽ làm điều đó, nhưng kẻ n.g.u ng.ốc thì làm điều ngược lại.
Nếu cuộc đời trao cho kẻ thất bại một quả chanh, anh ta bỏ cuộc và cay đắng chấp nhận: "Tôi thất bại rồi. Đó là số phận. Tôi chẳng có cơ hội nào nữa". Nhưng đối với người sáng suốt, khi nhận được "quả chanh của cuộc đời", anh ta sẽ tự tìm cách: "Tôi sẽ học được gì từ nỗi b.ấ.t h.ạ.n.h này? Làm cách nào để cải thiện tình huống? Làm thế nào để pha được nước chanh với quả chanh này?".
Câu chuyện về sự ra đời của Israel chính là câu chuyện từ quả chanh đến ly nước chanh. Sau khi bị lưu đày từ chính quê hương mình, người Do Thái phải chịu đựng hơn 2.000 năm bị xua đuổi và luôn khao khát trở về quê hương. Trong thế kỷ qua, khao khát của cả dân tộc Do Thái đã khai sinh ra phong trào tái sinh nhà nước Israel từ năm 1948. Sự thành công của quốc gia này đã khẳng định rằng, bất kể quá khứ của một dân tộc ra sao, với sự sáng tạo, cầu tiến của mình, họ đều có thể viết nên tương lai mới.
Vượt qua điều kiện khắc nghiệt, mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng, người Israel đã học cách đổi mới. Người Do Thái luôn có lối suy nghĩ khác biệt, vượt ra ngoài lối mòn. Họ làm việc trong điều kiện khó khăn và thường xuyên đối mặt với các tình huống sống - c.h.ế.t. Nhưng nghịch cảnh nuôi dưỡng sức mạnh và khả năng bứt phá. Tại đất nước của người Do Thái, chính môi trường sống là nền tảng của văn hóa kinh doanh.
"Người Do Thái đã quen với việc mọi thứ diễn ra không như dự kiến. Thực tế, họ còn mong đợi những điều bất ngờ, ngẫu hứng và quay vòng với tốc độ nhanh", CEO Ari Nahmani của Tập đoàn Kahena Digital Marketing ở Jerusalem khẳng định.
2. Hãy thẳng thắn và minh bạch nếu muốn đi một hành trình dài
Người Do Thái rất thẳng thắn theo đúng quan điểm của họ. Vì thế, họ có khuynh hướng phân định rạch ròi giữa giao dịch kinh doanh và đời sống cá nhân. Quan điểm của họ là: Những gì bạn nhìn thấy là những điều bạn nhận được.
Thẳng thắn và minh bạch rất có lợi trong kinh doanh. Miễn là bạn lịch thiệp, thẳng thắn và rõ ràng với nhân viên, nhà cung ứng và khách hàng, bạn sẽ nhận được sự tin tưởng từ họ. Sự tin tưởng khiến các đối tác cảm thấy an toàn khi làm việc cùng bạn và tất yếu dẫn tới kết quả thành công. Tuy nhiên sự thẳng thắn quá đà đôi khi phản tác dụng, vì vậy bạn cần điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
3. Cộng đồng là mọi thứ
Ở hầu hết các quốc gia, như Mỹ, sự phát triển kinh doanh thường hướng về lợi ích cá nhân. Nhưng ở Israel, giá trị xã hội là một mục tiêu quan trọng và cũng là lợi thế cho doanh nhân. Văn hóa của quốc gia này có tính xã hội hóa cao. Những người Do Thái cảm thấy họ có trách nhiệm đối với toàn xã hội và luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Khi bạn sẵn sàng giúp đỡ người khác, cũng rất nhiều người thiện chí khác tìm đến bạn.
Mô hình khởi nghiệp ở Israel thiên về cộng đồng, các doanh nhân hỗ trợ lẫn nhau theo chu kỳ. Những người thành công giúp đỡ thế hệ trẻ, để họ lại tiếp tục giúp đỡ những người đi sau. Đó là cách người Do Thái giúp đỡ nhau bằng những bài học kinh doanh không có trong bất cứ sách vở nào.
4. Không có gì là không thể
Người Do Thái ở Israel đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể tồn tại. Với họ, không có mục tiêu nào là không thể đạt được nếu bạn chăm chỉ và đủ can đảm. Có can đảm để theo đuổi ước mơ, không sợ hãi bất cứ điều gì là yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh. Các doanh nhân thành công là những người nghĩ lớn và dám làm mọi thứ họ muốn.
Nguồn: Trí thức trẻ
Xem thêm những bài viết liên quan:
Comments