top of page

FBA AMAZON LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ FULFILLMENT BY AMAZON

Đã cập nhật: 16 thg 3, 2022

Trang thương mại điện tử Amazon đang ngày trở nên hấp dẫn với những doanh nghiệp Việt Nam đang trên con đường đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Để bán được hàng trên Amazon, cần phải chuyển hàng vào kho của Amazon. “FBA là gì? Quy trình hoạt động của FBA và tiềm năng phát triển của Amazon như thế nào?” là những câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra nhất. Dưới đây là những thông tin về FBA của Amazon được Santifa Go chúng tôi tổng hợp và đúc kết lại.


 

Nội dung chính:

 

1. FBA là gì?


FBA là viết tắt của cụm từ Fulfillment By Amazon, đây là một dịch vụ hỗ trợ lưu kho và chuyển hàng cho người bán trên Amazon. Hiểu theo cách khác, FBA là một dịch vụ hỗ trợ các nhà bán hàng của Amazon. Khi sử dụng FBA, người bán chỉ cần thực hiện các thao tác tiếp nhận đơn từ khách hàng, trong khi những thủ tục giao hàng sẽ do Amazon chịu trách nhiệm.

Chính vì chịu trách nhiệm hoàn toàn ở khâu giao hàng, Amazon cam kết rằng các nhà bán hàng không cần phải có riêng kho lưu trữ hàng hóa cũng như làm việc với đối tác nhận hàng. Chỉ cần gửi hàng hóa đến kho của Amazon, các nhân viên tại đây sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc bảo quản và quản lí chúng. Khi có đơn hàng, hệ thống sẽ đóng gói và vận chuyển đến tận tay khách hàng thay cho người bán. Hơn thế nữa, Amazon sẽ thay mặt người bán chăm sóc khách hàng và xử lý các vấn đề sau khi giao nhận (đổi trả hàng hóa, hoàn tiền, …).

2. Hai hình thức bán hàng trên Amazon: FBA và FBM có gì khác nhau?


Tính đến hiện tại, Amazon cho ra đời hai hình thức vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Điều này cũng trở thành hai hình thức kinh doanh trên Amazon đối với các nhà bán hàng.

  • Fulfillment by Amazon (FBA):

  • Fulfillment by Merchant (FBM): Phương thức bán hàng trên Amazon trong đó người bán liệt kê các sản phẩm của họ trên Amazon, nhưng tự quản lý tất cả, từ lưu trữ, vận chuyển đến hỗ trợ khách hàng. Một số người bán hàng không thể hoàn thiện hết tất cả vấn đề này mà thông thường sẽ thông qua một bên thứ ba chuyên cung cấp một dịch vụ cụ thể, ví dụ như dịch vụ kho bãi tại Mỹ.

3. Quy trình hoạt động của FBA



Khi trở thành một nhà bán hàng FBA trên Amazon, doanh nghiệp sẽ thực hiện quy trình hoạt động của FBA theo các bước sau:

  • Bước 1: Người bán tạo tài khoản Amazon và đăng kí các sản phẩm/ kiện hàng lên trang bán hàng Amazon (Amazon.com), hoặc trang bán hàng của riêng mình.

  • Bước 2: Nhà bán hàng gửi các kiện hàng/sản phẩm đến trung tâm FBA của Amazon.

  • Bước 3: Amazon sẽ thực hiện các thủ tục lưu kho sản phẩm của người bán tại khu vực sẵn sàng giao hàng.

  • Bước 4: Khi khách hàng mua sản phẩm của người bán từ trang chủ Amazon hoặc trang bán hàng riêng, trung tâm FBA sẽ tiếp nhận trực tiếp đơn hàng và thực hiện các bước đóng gói sản phẩm từ kho lưu trữ trước đó.

  • Bước 5: Nhân viên Amazon thực hiện quy trình giao hàng.

4. Ưu điểm và nhược điểm của FBA



Cũng giống như các hình thức kinh doanh khác, FBA cũng có những ưu nhược điểm nhất định.


4.1. Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư kho hàng, bảo quản hàng hóa: Hàng hóa sẽ được lưu trữ và bảo quản tại các trung tâm hoàn thiện sản phẩm của Amazon. Chi phí hoạt động FBA sẽ thấp hơn chi phí FBM nếu bán số lượng hàng lớn. Điều này do FBA là dịch vụ hỗ trợ người bán với quy mô lớn nên chi phí được giảm thiểu tối đa và thường không có các chi phí phát sinh.

  • Công việc đơn giản và hiệu quả hơn: Người bán chỉ cần gửi hàng tới kho Amazon và tập trung phát triển các hoạt động quảng bá sản phẩm. Còn Amazon sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói gồm lưu kho, đóng gói, gửi hàng tới người mua, chăm sóc khách hàng sau khi giao dịch. Gói dịch vụ gửi hàng nhanh trong 2 ngày và dịch vụ chăm sóc sau giao dịch của Amazon sẽ tạo được sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời tạo uy tín hơn cho thương hiệu của người bán.

  • Có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô thị trường kinh doanh, phát triển thương hiệu vì Amazon có những chính sách hỗ trợ tốt hơn dành riêng cho người bán FBA.

  • Tăng tốc độ phát triển kinh doanh thông qua tiếp cận mạng lưới khách hàng Prime là những người chi tiêu nhiều cho mua sắm.

  • Dễ dàng quản lý lượng hàng tồn kho trên hệ thống Quản lý người bán của Amazon từ đó có kế hoạch bán hàng đúng cách.

4.2 Nhược điểm:

  • Cần nguồn tài chính lớn và ổn định. Tuy hỗ trợ người bán về khoản đầu tư kho lưu trữ hàng hóa, nhưng FBA Amazon vẫn thu khoản tiền 39,99 USD cho dịch vụ này hằng tháng. Ngoài ra, người bán phải tự chi trả chi phí vận chuyển hàng hóa đến kho lưu trữ của Amazon. Nếu hàng hóa phải lưu kho trên 6 tháng, chi phí lưu kho sẽ rất cao.

  • Hạn chế đối với hàng có kích thước cồng kềnh.

  • Việc kinh doanh FBA có nhiều quy định khắt khe buộc người bán phải thường xuyên cập nhật. Nếu vi phạm thì khả năng cao sẽ bị đình chỉ tài khoản bán hàng.

  • Amazon sẽ can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh, từ việc chốt đơn hàng, gửi hàng và chăm sóc khách hàng. Dường như người bán và người mua không có mối liên hệ trực tiếp để phát triển mạng lưới khách hàng.

Bảng tóm tắt:


Bảng tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của FBA
Bảng tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của FBA

5. Tiềm năng phát triển của FBA:

Vì là một phần dịch vụ của kênh bán hàng lớn nhất thế giới Amazon nên tiềm năng phát triển của FBA tại Việt Nam là vô cùng lớn:

  • Tiếp cận được nhiều khách hàng và bán được nhiều đơn hàng hơn khi đặt store trên Amazon

  • Có thu nhập thụ động và có cơ hội kiếm được nhiều tiền từ Amazon

  • Nhận được hỗ trợ ở khâu đóng gói và giao hàng từ Amazon

  • Cơ hội xây dựng niềm tin từ khách hàng cao hơn thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp của Amazon.

6. Lời kết:

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn FBA – Fulfilment By Amazon. Với những phân tích trên, có thể thấy nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, vương mình ra thị trường quốc tế thì FBA hoàn toàn có thể là lựa chọn hàng đầu. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có cái nhìn tổng quan nhất về hình thức kinh doanh này.


Đội ngũ SANTIFA GO

339 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page