top of page
Ảnh của tác giảLê Nhật Thanh

CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ LÀM WHOLESALE ARBITRAGE TRÊN AMAZON?

Amazon vừa có những thay đổi và thắt chặt rõ rệt trong chính sách bán hàng, thể hiện qua những lần quét tài khoản gần đây, gần như tất cả các tài khoản đều bị bắt cập nhật lại ID, bank sao kê và business address, thỉnh thoảng có những account cũng bị bắt phải video call/re-verify lại lần 2 và quá trình phỏng vấn gắt gao hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ một điều là Amazon và các nền tảng thương mại điện tử đều đang thay đổi và làm chặt hơn trong cơ chế định danh, do đó để đi lâu dài với nó thì chỉ có con đường chính chủ, có thực và làm bền vững.

Mình chỉ nói về mô hình FBA Wholesale Arbitrage (OA/RA thì khá khó nếu bạn không ở Mỹ/Canada hoặc có partner để làm cùng do vấn đề về mua hàng, thanh toán và prep), khoản chi phí đầu vào đã là một khoản khá lớn và khâu setup cũng khá phức tạp. Trước tiên để dễ hình dung thì mình phải hiểu mô hình bán hàng Wholesale trên Amazon không khác gì mở một siêu thị mini ngoài đời, như vậy mình cần phải chuẩn bị:

  • Mặt bằng siêu thị: Chính là account bán hàng, account Amazon Việt Nam thì nhẹ phần thuế nhưng rất khó bán vì bị giới hạn ngách nhiều, nên thôi không nói nữa, cách dễ hơn là tạo account theo thông tin LLC info Việt Nam, có mã số thuế (EIN). Chi phí tự tạo full các thể loại cũng tầm $500 account, chi phí gia hạn $40/tháng, có tỉ lệ xịt nếu bị phỏng vấn lại lần 2.

  • Trang Landing page giới thiệu về công ty hoặc store của mình: tự tạo thì $50, thuê thì cũng $150-200. Cái này bắt buộc phải có vì dùng nó cho nhiều tình huống khác nhau, hiện tại thì các platform cũng tương đối dễ dãi, nhưng càng về sau mình nghĩ là cũng sẽ có tiêu chuẩn để đánh giá một landing page, website bán hàng mà bạn cố tình tạo qua loa.






Trang landing page phải thể hiện cửa hàng của bạn (có thể là vị trí của prep)

Ngoài các thông tin cơ bản, nên có thêm địa chỉ email công ty.

  • Giấy phép kinh doanh, Sales Tax ID: Reseller Certificate, tốn thêm tầm $60-90 cho khoản này và nhớ phải khai báo sale tax định kỳ theo quý, hoặc tháng nếu doanh số lớn, không đóng là bị phạt thêm sấp mặt.

  • Khai báo thuế cho tiểu bang và liên bang: Tiểu bang thì free hoặc lựa bang nào thuế ít mà làm, tùy theo mục đích kinh doanh lâu dài, còn liên bang thì vẫn phải nộp thuế doanh nghiệp. Tốn thêm $600-800/năm cho một lần khai báo.


Để khai ra được tờ này thì tốn tầm $400-$800 tùy dịch vụ, ai số lớn hơn thì tiền nhiều hơn nữa.
Để khai ra được tờ này thì tốn tầm $400-$800 tùy dịch vụ, ai số lớn hơn thì tiền nhiều hơn nữa.
  • Bookkeeping: Muốn khai báo thuế được tốt, nhanh chóng, không sai số thì phải có người ghi chép hàng tuần, hàng tháng. Vậy là bỏ thêm tiền thuê nhân viên này để ghi chép sổ sách theo form của phần mềm mà bạn dùng, bạn làm Wholesale thì nhàn hơn do ghi chép cũng không nhiều, tự làm cũng được.

  • Phần mềm research và quản lý store, repricing, scan pricelist: cái này thì không thể thiếu rồi phải full combo: IP Alert, Keepa, RevSeller, SAS, Sellerboard, bqool, goaura,... bla bla, chưa kể phải lập thêm file excel riêng để tự quản lý, tốn tầm $100/tháng nữa cho khoản này, ai share dùng chung với nhau thì đỡ tốn hơn một chút (Một số cái mình để link sẵn ở đây là link Ref, bạn nào search ra thấy tool hay thì vào link mua ủng hộ mình cũng được :P)

Ngoài các công cụ quản lý ra thì mình cũng phải có file quản lý riêng cho hệ thống

Rồi ok, vậy là sơ sơ xong phần setup cơ bản, giờ tới vô bài vận hành:

  • Thuê dịch vụ Prep để đóng gói hàng hóa cho mình, đa phần các dịch vụ Prep đều không thích nhận những khách hàng nhỏ lẻ, đó cũng là một lý do tại sao mình nói vốn ít nếu không ở Mỹ thì khó làm, vì không ai muốn nhận hàng của bạn cả, làm mệt mà không biết được bao nhiêu, cũng không biết bạn có bền chí để làm tới cùng không hay quăng một đống hàng ở Prep rồi bỏ cuộc. Bạn nào đang làm Wholesale mà chưa tìm được Prep tốt có thể inbox mình hỗ trợ.

  • Đi tìm deal Wholesale, chia hàng, săn hàng: tự mình làm, tự mình đi móc nối các mối quan hệ để xin chia hàng để bán, ai máu liều hoặc tự tin thì không cần invoice hàng hóa gì cả, cứ hàng ổn, đủ chỉ tiêu thì đăng bán thôi, đánh nhanh rút nhanh, invoice giấy tờ tính sau, tỷ lệ bị đòi invoice giấy tờ cũng ít, nhiều supplier còn thông báo thẳng là tụi tao không chịu trách nhiệm nếu invoice của tao không được Amazon chấp thuận, vậy đó, kinh doanh mà không đủ liều một chút thì không có ăn. Tự làm được một chút, cảm thấy ổn rồi thì đi thuê VA (Virtual Assistant - coi ở đây hoặc tìm thêm các bài viết của mình về VA trong group Facebook) làm cho lẹ, nhớ phỏng vấn bài bản đàng hoàng để lựa được VA tốt, có team VA hỗ trợ mình vận hành, lựa không kĩ chọn đúng mấy đứa ma lanh, tối ngày nó Sir đẹp trai, sir dễ thương, you are da best, nghe khoái lỗ tai nhưng mà nó làm không được gì hết, tới tháng cũng phải trả tiền. À mà khâu này nhiều bạn không biết tiếng Anh thì thua nhe, bạn muốn làm giàu nhưng không có công cụ thì chịu, google dịch không giúp được đâu.

  • Xử lý hàng hóa và vấn đề phát sinh: Tìm hàng được rồi, thuê được prep rồi thì nhập hàng, nhập hàng xong thì phải xử lý các vấn đề, khiếu nại với Amazon như: nhận thiếu hàng, làm mất hàng, hàng có vấn đề, Amazon suppressed listing, ăn gậy đúng, ăn gậy oan, ngồi tính tiền lời lỗ, tồn kho hàng tháng và dòng vốn tiếp theo để đi được hàng, vì hệ thống lăn bánh rồi, một tháng không kiếm được tầm $15k revenue thì không đủ lãi để cover các chi phí vận hành và công sức bỏ ra, mà để kiếm được $15k revenue thì vốn bỏ vào ít nhất $10k, nhưng bỏ vốn vào rồi cũng phải chừa đường lui cho mình, ít nhất phải có một business khác để tạo ra dòng tiền nuôi thân mình và nuôi Amazon đợi ngày nó lớn, chứ ôm hết vốn mà nhảy vô Amazon rồi ngồi kỳ vọng nó đẻ ra đủ lãi nuôi mình sớm, thì chỉ có we sit and cry together thôi.

Rồi hết rồi, để làm được FBA Wholesale từ Việt Nam thì bạn chỉ cần chuẩn kiến thức cho những thứ mà mình list ở trên là làm được rồi, mỗi gạch đầu dòng đều có từ khóa, các bạn search trên google, youtube là ra kiến thức cơ bản về những cái trên, chỉ còn chịu khó đi mò, đi làm theo từng step nữa là ra à.

Lê Nhật Thanh

SANTIFA



Đọc nhiều bài viết hơn tại santifacorp.com hoặc

Facebook group của bên SANTIFA nhé!




127 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page