top of page
Ảnh của tác giảKHUYÊN ĐOÀN

BÁO CÁO "BỨC TRANH TOÀN CẢNH NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ" CỦA NIELSENIQ

Người tiêu dùng ngày càng sử dụng hình thức mua hàng trực tuyến nhiều hơn, thị trường thương mại điện tử sôi động với doanh thu tăng mạnh ở các nước khác nhau trên thế giới, cùng những mặt hàng được ưa chuộng trên các kênh online... được hé lộ qua báo cáo "Bức tranh ngành thương mại điện tử thế giới" (Seeing the big picture of e-Commerce) của Nielsen.

1. Sự phát triển mua sắm online mạnh mẽ của người tiêu dùng các nước


Sự phát triển mua sắm online mạnh mẽ của người tiêu dùng ở các nước


Theo báo cáo "Bức tranh toàn cảnh ngành thương mại điện tử" (Seeing the big picture of e-Commerce) của NielsenIQ, số người mua sắm qua internet tại Trung Quốc tăng 111 triệu, tại Brazil tăng 17 triệu, Mexico tăng 8 triệu, Hàn Quốc tăng gần 1 triệu vào năm 2020, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Cũng theo báo cáo này, chi tiêu cho các kênh mua sắm ở kênh thương mại điện tử cũng tăng rất mạnh ở các nước Indonesia (43%), India (36%), Thailand (27%)... Điều này chứng tỏ rằng việc mua sắm trực tuyến được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Từ các số liệu trên ta có thể thấy rằng thương mại điện tử ngày một phát triển với số lượng người mua hàng online ngày một lớn. Câu hỏi hiện nay không còn là liệu khách hàng có chịu mua hàng trực tuyến hay không, mà là họ mua thường xuyên như thế nào, và họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho mua sắm online.

Đây là cơ hội để các thương hiệu từ Việt Nam vươn ra thế giới khi bớt đi những rủi ro, sự phức tạp khi của việc hợp tác với các đại lý bán hàng offline. Có rất nhiều doanh nghiệp/cửa hàng đã bừng sáng cơ hội khởi nghiệp nhờ sàn Amazon. Với thị trường quốc tế màu mỡ, nếu có thể tận dụng được cơ hội và chấp nhận thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển rất nhanh.

2. Doanh thu của thương mại điện tử tăng trên toàn cầu


Doanh thu của thương mại điện tử trên toàn cầu


Doanh thu của thương mại điện tử ở Trung và Đông Âu là phát triển nhất – tăng 22%, theo sau là Châu Phi và Trung Đông (20%), các nước Mỹ Latinh (19%), và Bắc Mỹ (18%).

Từ đây có thể thấy rằng doanh nghiệp Việt có vô vàn lựa chọn các nước để xuất khẩu các mặt hàng của mình. Câu hỏi bây giờ lại là xuất cái gì? Xuất đi đâu? Xuất như thế nào?

3. Danh mục hàng hoá được ưa chuộng trên kênh thương mại điện tử


Danh mục các loại hàng hóa được ưa chuộng trên kênh Thương mại điện tử


Danh mục hàng hoá được ưa chuộng nhất trên các kênh online là Non-grocery Item (các mặt hàng không phải hàng tạp hoá như đồ ăn, đồ gia dụng). Những mặt hàng này bao gồm đồ thủ công mỹ nghệ, thời trang, dệt may, gỗ – nội thất... Đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam bán chạy trên sàn Amazon.

Một ví dụ tiêu biểu cho những mặt hàng này là chổi đót (còn gọi là chổi bông cỏ, chổi chít). Giá trung bình của những cây chổi ở Việt Nam chỉ khoảng 20.000 - 40.000, khi bán trên sàn thương mại điện tử ra thế giới, giá đã dao động lên đến 9,88 - 11,99 USD (khoảng 230.000 - 280.000 VNĐ). Giá tuy cao nhưng lượng mua hàng của sản phẩm này trên Amazon rất cao, review, feedback cũng tích cực (rất nhiều lượt đánh giá từ 4,5 - 5 sao). Có lẽ lý do người tiêu dùng nước ngoài thích mặt hàng này là vì đây là sản phẩm mới lạ, độc đáo, tiện lợi khi quét dọn nhà cửa, hơn nữa cũng không có nhiều sản phẩm này được sản xuất ở nước họ.

Nguồn: Brand Việt Nam





6 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page